Những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Bạn đang phân vân là mình đã có thai hay chưa, bạn có các dấu hiệu mà bạn nghi ngờ rằng mình có thai như chậm kinh, quan hệ không an toàn,… Hãy tham khảo các nội dung tại dauhieumangthai.vn để nhận biết sớm nhất những dấu hiệu mang thai. Tại đây bạn sẽ xem được tất cả các dấu hiệu mang thai sớm và các phương pháp thử thai cực kỳ hiệu quả

dấu hiệu mang thai

Các phương pháp nhận biết có thai chính xác nhất?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn nhật biết bạn đã mang thai hay chưa? Các phương pháp đó là: bài test phát hiện mang thai, xem các dấu hiệu mang thai, que thử thai, xét nghiệm máu và siêu âm là những phương pháp phổ biến nhất để xác định đã mang thai. Mỗi cách lại có ưu nhược điểm riêng, và thời gian sử dụng khác nhau cũng như độ chính xác khác nhau.

Ví dụ: Xét nghiệm máu, siêu âm cho kết quả chính xác nhất nhưng cần phải thực hiện tại các cơ sở y tế. Que thử thai là một phương pháp khá tiện lợi nhưng chỉ đạt độ chính xác cao nhất sau khi trễ kinh ít nhất 1 tuần. Vậy thì trong những ngày đầu thai kỳ, khi còn quá sớm để sử dụng que thử thai hay siêu âm, xét nghiệm, làm sao để biết được mình đã mang thai hay chưa? Bài Test dấu hiệu mang thai sớm sẽ giúp phụ nữ nhận diện các triệu chứng sớm của việc mang thai như trễ kinh, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi ngực, và thèm ăn. Đây là một công cụ hữu ích khi đưa ra những chẩn đoán ban đầu khi còn quá sớm để thử que thử thai hay xét nghiệm.

Bài test Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm

Bài Test Nhận Niết Mang Thai Sớm (90%)

Thực hiện: Online
Khuyên dùng

Phương pháp thử thai bằng que thử thai

Sử dụng Que Thử Thai (90%)

Thực hiện: Tại Nhà
Khuyên dùng

Phương pháp thử thai bằng xét nghiệm máu

Thực Hiện Xét Nghiệm Máu (100%)

Thực hiện: Bệnh viện

Phương pháp thử thai bằng siêu âm

Kiểm Tra Bằng Siêu Âm (100%)

Thực hiện: Bệnh viện

Danh sách các triệu chứng nhận biết dấu hiệu mang thai sớm

Các Dấu Hiệu Mang Thai (70%)

Thực hiện: Online

20+ dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai sớm nhất

Hormone thay đổi sẽ khiến cơ thể mẹ có những thay đổi đáng chú ý. Những dấu hiệu mang thai sớm nhất có thể bao gồm chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, đau và căng ngực, đi tiểu nhiều, đau lưng dưới và nhạy cảm với mùi hương,… Những triệu chứng này có thể xuất hiện rất sớm, thậm chí trước khi bạn nhận thấy mình bị chậm kinh. Hãy xem tất cả các dấu hiệu mang thai sớm nhất dưới đây nhé

Các đấu hiệu mang thai sớm
Mệt mỏi
dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu mệt mỏi

Trong những tuần đầu tiên, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, dẫn đến cảm giác kiệt sức. Sự tăng cao của hormone progesterone cũng góp phần gây ra mệt mỏi. Progesterone giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng thụ tinh cấy vào, đồng thời làm thư giãn cơ trơn trong tử cung để ngăn ngừa co thắt. Tuy nhiên, progesterone cũng khiến cho huyết áp giảm, giảm lượng đường trong máu và tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức.

Xem thêm: Các triệu chứng mệt mỏi

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu buồn nôn, ói mửa

Buồn nôn và ói mửa, thường được gọi là ốm nghén đây là là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Không phải tất cả chị em phụ nữ đều bị ốm nghén, nhưng khoảng 50 – 80% chị em có thể sẽ trải qua cảm giác này trong những tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện sau khoảng 2 – 8 tuần sau khi thụ thai. Chị em cảm giác buồn nôn, ói mửa bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường là vào buổi sáng. Triệu chứng này sẽ giảm dần và có thể hết sau tam cá nguyệt thứ 2, nhưng một số trường hợp có thể kéo dài đến lúc sinh.

Xem thêm: Các triệu chứng buồn nôn, nói mửa

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu thay đổi khẩu vị

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai là sự thay đổi rõ rệt trong khẩu vị và sở thích ăn uống. Nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy mình bắt đầu thèm những món ăn mà trước đây không ưa thích. Ví dụ, nếu bạn trước đây ghét ăn chua nhưng bỗng nhiên lại thèm xoài chua, cóc dầm, thì đây có thể là một tín hiệu cho thấy bạn đang mang thai.

Bên cạnh việc thay đổi khẩu vị, một số mẹ bầu còn trải qua cảm giác ăn uống không kiểm soát, luôn thèm ăn và muốn ăn nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này có thể kéo dài suốt 9 tháng của thai kỳ.

Xem thêm: Các triệu chứng thay đổi khẩu vị

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt

Sự thay đổi nội tiết tố khiến mạch máu giãn ra và làm tăng quá trình lưu thông máu. Khi mạch máu giãn ra và huyết áp hạ xuống, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể ngất xỉu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu ở giai đoạn đầu thai kỳ do lượng đường trong máu thấp.

Xem thêm: Các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu tâm trạng thất thường

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của mẹ bầu. Nồng độ hormone tăng cao ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, khiến mẹ bầu tâm trạng thất thường, lúc thì hưng phấn vui vẻ, lúc lại chán nản, lo lắng, thậm chí trầm cảm. Mỗi mẹ bầu có thể phản ứng khác nhau với những thay đổi này, và đôi khi việc gặp chuyên gia tâm lý để quản lý cơn stress và cảm xúc tiêu cực là cần thiết để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Xem thêm: Các triệu chứng tâm trạng

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu nhạy cảm với nhiệt độ

Nhiệt độ cơ thể cơ bản của bạn khi thức dậy vào buổi sáng có thể tăng nhẹ khi có dấu hiệu mang thai. Bạn có thể cảm giác lạnh cóng tay chân khi thức dậy, nhưng sau khoảng nửa giờ thì lại cảm thấy nóng. Nguyên nhân là do lượng hormone estrogen và progesterone tăng cao, ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Estrogen có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và làm ấm cơ thể, trong khi progesterone có thể làm tăng cảm giác lạnh hoặc nóng.

Xem thêm: Các triệu chứng nhạy cảm nhiệt độ

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu đi vệ sinh nhiều hơn

Nếu bạn thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đây cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Khi thai nhi phát triển, tử cung lớn dần và chèn ép vào bàng quang, làm giảm không gian chứa đựng nước tiểu, dẫn đến nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Hiện tượng này thường xuất hiện từ những tuần đầu của thai kỳ và có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ khi tử cung tiếp tục mở rộng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Các triệu chứng đi vệ sinh nhiều

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, táo bón

Ở những tuần đầu, đầy hơi và táo bón cũng là một dấu hiệu mang thai dễ thấy nhất. Việc hormone progesterone tăng sẽ khiến ruột ít hoạt động, quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng dẫn đến đầy hơi khó tiêu.

Xem thêm: Các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu chậm kinh

Trễ kinh là một dấu hiệu cho biết tình trạng mang thai sớm dễ nhận biết và rõ ràng nhất. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khoảng 28 – 30 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn mà bỗng dưng bị trễ, khoảng 5 – 7 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, rất có thể bạn đang mang thai. Cũng sẽ có nhiều phụ nữ có kinh nguyệt “về muộn” mỗi tháng, nhưng chính bạn mới là người hiểu rõ cơ thể mình nhất.

Xem thêm: Các triệu chứng chậm kinh

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu xuất hiện máu báo thai

Máu báo thai sẽ xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 – 14 sau khi đã thụ thai. Sau khi thụ thai, phôi nang di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ làm cho lớp niêm mạc tử cung bong nhẹ, làm cho máu chảy ra ngoài âm đạo và có thể sẽ kèm theo những cơn đau quặn nhẹ ở bụng. Máu báo thai khác với máu kinh nguyệt, lượng máu ra ít, thông thường chỉ vài ngọt kéo dài 1 – 3 ngày, có khi chỉ vài tiếng. Máu có màu hồng nhạt hoặc nâu loãng, đỏ tươi, không có chất nhầy hay vón cục, không có mùi. Vì vậy, nếu không phải đến ngày kinh nguyệt mà bạn có hiện tượng này, khả năng bạn có thai rất cao.

Xem thêm: Các triệu chứng máu báo thai

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu ngực mềm, căng tức, sưng đau

Ngực căng, đau hoặc nhạy cảm là một dấu hiệu sớm của mang thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao làm tăng lưu lượng máu và gây ra những biến đổi trong mô ngực, khiến ngực trở nên mềm hơn, nhưng căng tức, đau, cảm giác nóng cơ đầu vú và ngứa nhẹ. Dấu hiệu này xuất hiện rõ nhất 4 tuần sau khi thụ thai, dần dần cơ thể sẽ thích nghi thì cảm giác này cũng sẽ dần hết và mất hẳn. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone thai kỳ cũng khiến cho màu da ở vùng ngực bị thay đổi. Vùng quầng vú và đầu vú trở nên sẫm màu hơn so với trước lúc mang thai.

Xem thêm: Các triệu chứng ngực mềm, căng tức, sưng đau

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu nhạy cảm với mùi hương

Bạn có thể nhận thấy mình trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc mùi nấu nướng. Sự thay đổi này do hormone hCG tăng cao, gây ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác, làm cho một số mùi trở nên khó chịu và dễ gây buồn nôn.

Xem thêm: Các triệu chứng nhạy cảm mùi hương

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu đau lưng

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể cảm thấy đau nhức hay mỏi dọc sống lưng. Dấu hiệu mang thai này là do các hormone thai kỳ làm cho cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các dây chằng ở lưng bị giãn ra, gây sức ép lên cột sống. Những cơn đau có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu hoặc kéo dài suốt cả thai kỳ. Đây là dấu hiệu chị em hay bỏ qua nhất vì khi đến kỳ, nhiều chị em cũng có cảm giác này.

Xem thêm: Các triệu chứng đau lưng

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu đau bụng âm ỉ

Khi bạn có thai, bụng sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ giống như kỳ kinh nguyệt và kèm theo triệu chứng như: ra máu báo thai, căng tức bụng dưới. Dấu hiệu đau bụng âm ỉ rất dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng kinh. Vì vậy, bạn nên kết hợp theo dõi thêm những triệu chứng khác để có thể chắc chắn hơn.

Xem thêm: Các triệu chứng đau bụng âm ỉ

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu vùng kín ẩm ướt

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu mang thai sớm qua tình trạng tiết dịch ở cổ tử cung, giảm giác ẩm ướt ở vùng âm đạo và cổ tử cung. Dịch tiết màu trong hoặc trắng sữa, loãng, dính, không có mùi hôi. Nguyên nhân là do chất nhầy sẽ dày lên để trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn trong quá trình rụng trứng. Sau khi thụ thai, dịch tiết tiếp tục tiết ra để làm dày niêm mạc tử cung và bảo vệ thai nhi. 

Đây hoàn toàn là những dấu hiệu bình thường, cơ thể bạn đang thích nghi để hỗ trợ thai kỳ tốt nhất. Mẹ bầu không nên thụt rửa quá nhiều gây kích ứng, nếu như chất nhầy có mùi hôi, tanh, màu lạ, vùng kín ngứa, đau thì nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán.

Xem thêm: Các triệu chứng vùng kín

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu nướu sưng đau

Sau khi thụ thai, cơ thể bắt đầu tập trung lượng máu và chất lỏng để nuôi dưỡng bào thai, dẫn đến tình trạng các mô dễ bị sưng, bao gồm cả nướu. Do đó, một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ bầu có thể nhận biết là hiện tượng nướu bị sưng viêm, chảy máu. Ngoài ra, mặt và mắt cũng có thể bị sưng phù do sự tăng lưu thông máu và chất lỏng trong cơ thể. Những triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Các triệu chứng nướu sưng đau

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu rụng tóc, sạm da, nổi mụn

Rụng tóc và các vấn đề về da có thể là những dấu hiệu sớm của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trong giai đoạn đầu mang thai, nồng độ hormone tăng cao có thể khiến bạn gặp tình trạng tóc rụng nhiều hơn và tóc trở nên xơ rối. Đồng thời, sự gia tăng hormone cũng có thể làm da bạn trở nên sạm màu, xuất hiện nám hoặc mụn trứng cá nhiều hơn. Những thay đổi này thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự có mặt của thai nhi và có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai.

Xem thêm: Các triệu chứng rụng tóc, sạm da, nổi mụn

Dấu hiệu chuột rút

Chuột rút là một trong những dấu hiệu phổ biến có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ khoảng từ ngày 6 – 12. Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của tử cung, dẫn đến áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở chân. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, gây ra cảm giác đau nhói và khó chịu.

Xem thêm: Các triệu chứng chuột rút

Dấu hiệu lông mày dựng

Một trong những dấu hiệu thú vị và ít được biết đến của việc mang thai là hiện tượng lông mày dựng lên. Một số phụ nữ nhận thấy rằng lông mày của họ trở nên cứng và dựng lên một cách khác thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đây có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc của lông.

Xem thêm: Các triệu chứng lông mày dựng

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu khó thởm thở hụt hơi

Khó thở và thở hụt hơi là một trong những dấu hiệu có thể xuất hiện sớm trong thai kỳ. Điều này thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và tăng nhu cầu oxy của cơ thể để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng và có thể gây áp lực lên cơ hoành, dẫn đến cảm giác khó thở hoặc thở hụt hơi.

Xem thêm: Các triệu chứng thở hụt hơi

Phân biệt giữa mang thai và hội chứng tiền kinh nguyệt PMS

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một trong những triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Các triệu chứng của PMS, như đau ngực, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và chuột rút, dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu sớm của mang thai, bao gồm buồn nôn, nhạy cảm với mùi hương và thay đổi khẩu vị. Vậy làm sao để phân biệt hai tình trạng này? Bài trắc nghiệm của Dauhieumangthai.vn sẽ phân tích chi tiết và giúp bạn phân biệt giữa hai trạng thái này.

Phân biệt mang thai hay PMS

Bảng phân biệt những triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và mang thai:

Triệu chứng Tiền kinh nguyệt (PMS) Mang thai
Máu báo thai cancel check
Mệt mỏi check check
Buồn nôn, nôn mửa cancel check
Đau bụng check check
Ngực căng đau check check
Khó thở, hụt hơi cancel check
Núm vú sẫm màu cancel check
Đi tiểu nhiều hơn check check
Tâm trạng thất thường check check
Phân biệt giữa mang thai và hội chứng tiền kinh nguyệt

Câu hỏi thường gặp

Việc tìm hiểu kiến thức về thai kỳ, những dấu hiệu mang thai, thời điểm sử dụng que thử thai hay xét nghiệm máu là rất quan trọng. Dauhieumangthai.vn giúp bạn giải đáp những thắc mắc này để bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và nhận biết sớm nhất các dấu hiệu mang thai.

Dấu hiệu mang thai





Quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?

Để phôi thai hình thành, tinh trùng và trứng cần một khoảng thời gian nhất định để gặp nhau và thụ tinh. Sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng có thể sống trong tử cung và ống dẫn trứng khoảng 5 ngày. Sau khi tinh trùng gặp trứng, quá trình thụ thai cần thêm khoảng 13 – 14 ngày để phôi thai làm tổ trong tử cung và bắt đầu sản sinh hormone hCG. Do đó, thường sau khoảng 1 – 2 tuần kể từ thời điểm quan hệ, bạn có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu mang thai hoặc thực hiện xét nghiệm để kiểm tra xem mình có mang thai hay không.

Để có thể đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên đợi ít nhất một tuần sau ngày dự kiến kinh nguyệt trước khi dùng que thử thai, do hormone hCG cần thời gian tích lũy trong cơ thể. Thông thường, que thử có thể phát hiện hCG trong nước tiểu khoảng 10-14 ngày sau khi rụng trứng. Bởi vì, khi thử que quá sớm, có thể nồng độ hCG chưa đủ cao để que thử phát hiện, dẫn đến kết quả âm tính giả. Nếu bạn có các dấu hiệu mang thai khác và kết quả que thử âm tính và bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, hãy thử lại sau vài ngày hoặc đến gặp bác sĩ để được kiểm tra thêm.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện thai sớm hơn so với que thử thai và độ chính xác cao lên đến 98%. Sau khi quan hệ, trứng cần khoảng 6 – 12 ngày để thụ tinh và làm tổ trong tử cung. Khoảng 11-14 ngày sau khi thụ tinh, xét nghiệm máu có thể phát hiện hormone hCG, hormone mang thai, trong máu của bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể biết mình có thai chỉ khoảng 7-14 ngày sau khi quan hệ. Xét nghiệm máu được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện và cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm nước tiểu tại nhà. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và cần kết quả sớm, xét nghiệm máu là lựa chọn tốt nhất.

Xuất tinh ngoài âm đạo vẫn có nguy cơ mang thai do tinh trùng có thể xâm nhập vào âm đạo qua dịch nhờn tự nhiên hoặc dư lượng tinh dịch còn sót lại. Ngoài ra, tinh dịch tiết ra trước khi xuất tinh chính thức cũng chứa một lượng nhỏ tinh trùng. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 18% các cặp vợ chồng tránh thai bằng cách xuất tinh ngoài nhưng vẫn có thể thụ thai trong vòng một năm. Đánh giá chung, cách chỉ đạt được hiệu quả khoảng 73% khả năng ngừa thai.

Quan hệ không an toàn trong thời kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến mang thai, mặc dù khả năng này khá thấp. Dưới đây là các yếu tố chính liên quan:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ trung bình là 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 24-38 ngày. Những người có chu kỳ ngắn hơn có thể rụng trứng gần với thời điểm kinh nguyệt hơn.
  • Thời điểm rụng trứng: Thường xảy ra từ 7-19 ngày sau khi kỳ kinh kết thúc. Trứng chỉ sống được 12-24 giờ sau khi rụng.
  • Tuổi thọ của tinh trùng: Tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới từ 3-5 ngày. Nếu quan hệ xảy ra gần thời điểm rụng trứng, tinh trùng có thể tồn tại đủ lâu để gặp trứng và thụ tinh.

Mặc dù khả năng mang thai khi quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt là thấp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc rụng trứng xảy ra sớm. Do đó, quan hệ không an toàn trong thời kỳ kinh nguyệt vẫn có nguy cơ dẫn đến mang thai.

Quan hệ khi nào dễ mang thai nhất còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và thời điểm rụng trứng. Thường thì thời điểm có khả năng mang thai cao nhất là trong khoảng từ 3 ngày trước khi rụng trứng đến ngày rụng trứng. Đây là khi trứng đã sẵn sàng để thụ tinh và có thể sống sót trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi rụng.

Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, thời điểm rụng trứng thường xảy ra vào khoảng từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau giữa các phụ nữ và có thể thay đổi tùy theo sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt theo từng tháng.

Bên cạnh việc siêu âm giúp bố mẹ nhận biết giới tính của bé, bố mẹ cũng có thể dựa vào một số đặc điểm để dự đoán mang thai bé trai hay bé gái. Nếu bạn mang thai bé trai, bụng bầu thường thấp và tròn, ít bị buồn nôn buổi sáng, thèm ăn mặn hoặc chua, nhịp tim thai nhi dưới 140 nhịp/phút và da khô, tóc mọc nhanh. Ngược lại, nếu mang thai bé gái, bụng bầu cao, bị buồn nôn nhiều vào buổi sáng, thèm ăn ngọt hoặc trái cây, nhịp tim thai nhi trên 140 nhịp/phút và da mềm mại, tóc mọc chậm. Lưu ý, những phương pháp này không hoàn toàn chính xác và chỉ mang tính chất tham khảo.

Tiêm phòng trước khi mang thai là một bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là các loại vắc-xin cần tiêm và thời điểm tiêm phòng phù hợp:

  1. Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) 
  • Giúp bảo vệ mẹ khỏi các bệnh sởi, quai bị và rubella, những bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
  • Thời gian tiêm: Khoảng 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu từ 1-3 tháng.
  1. Tiêm phòng viêm gan B
  • Giúp phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
  • Thời gian tiêm: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có bầu để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất.
  1. Tiêm phòng cúm
  • Cúm có thể gây biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, việc tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Thời gian tiêm: Có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc trong khi mang thai. Tuy nhiên, khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.
  1. Tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván
  • Bảo vệ mẹ và bé khỏi các bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.
  • Thời gian tiêm: Tiêm 1 liều duy nhất trước khi mang thai để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả.
  1. Uốn ván

Đối với mang thai lần đầu, nên tiêm 2 mũi uốn ván. Vắc-xin uốn ván giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi bệnh uốn ván, đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh nở.

  • Mũi đầu tiên: Có thể tiêm từ tuần 20 trở đi.
  • Mũi thứ hai: Tiêm nhắc lại sau một tháng, đảm bảo mũi thứ hai phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

Đối với lần mang thai sau, chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván.

Trong quá trình mang thai, các cột mốc khám thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Dưới đây là 8 cột mốc chính trong suốt thai kỳ mà mẹ nên lưu ý:

  • Khám thai lần đầu tiên khi thai nhi từ 5 tuần đến 8 tuần tuổi: Xác nhận thai kỳ, xác định tuổi thai và vị trí thai nhi (trong tử cung hay ngoài tử cung).
  • Thai nhi từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày: Đánh giá sự phát triển ban đầu của thai nhi và phát hiện các dị tật bẩm sinh sớm.
  • Thai nhi từ 16 đến 22 tuần: Theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra các cơ quan nội tạng.
  • Thai nhi từ 22 -28 tuần: Siêu âm 4D kiểm tra chi tiết hình ảnh thai nhi, xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra các vấn đề sức khỏe của mẹ.
  • Thai nhi từ 28 tuần đến 32 tuần: Siêu âm kiểm tra vị trí thai nhi, đánh giá lượng nước ối và sự phát triển của thai nhi.
  • Thai nhi từ tuần 32 – 34: Siêu âm kiểm tra vị trí và tình trạng thai nhi, kiểm tra sức khỏe tổng quát của mẹ và thai nhi.
  • Thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần: Kiểm tra vị trí thai nhi (ngôi đầu, ngôi mông), lượng nước ối, và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
  • Từ tuần 36 đến tuần 39 của thai nhi: Đánh giá sự phát triển cuối cùng của thai nhi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Việc tuân thủ các cột mốc khám thai này giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, đồng thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề có thể phát sinh trong thai kỳ.

Những bài viết liên quan

Tiêm Rubella mấy mũi trước khi mang thai? Những thông tin cần thiết

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai lần đầu, việc chuẩn bị sức khỏe [...]

Xem thêm
Trễ kinh 22 ngày thai được mấy tuần? Tìm hiểu về thời gian mang thai

Nếu bạn đang trễ kinh 22 ngày, có lẽ bạn rất háo hức và mong [...]

Xem thêm