Chậm kinh bao lâu là có thai? Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Chậm kinh bao lâu là có thai? Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Khi phụ nữ gặp tình trạng chậm kinh, câu hỏi phổ biến nhất thường là “Chậm kinh bao lâu là có thai?” Vấn đề này không chỉ đơn thuần về sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt mà còn liên quan mật thiết đến khả năng mang thai. Việc hiểu rõ thời gian chậm kinh và các yếu tố liên quan sẽ giúp phụ nữ có những quyết định thông minh và chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Cùng Dauhieumangthai.vn tìm hiểu nào!

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh (hay còn gọi là Trễ kinh) là tình trạng kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường dao động từ 21 đến 35 ngày. Như vậy, nếu bạn đã qua ngày dự kiến bắt đầu kỳ kinh nguyệt khoảng 7 ngày nhưng vẫn chưa thấy trở lại, bạn có thể đang gặp phải tình trạng chậm kinh.

Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ
Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ

Chậm kinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ, có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Chậm kinh 1-2 tuần thường không đáng lo ngại và sẽ tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị chậm kinh hơn 2 tuần hoặc có các triệu chứng đi kèm như chảy máu bất thường, đau bụng dữ dội, sụt cân đột ngột hoặc thay đổi khí hư, bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn.

Chậm kinh bao nhiêu lâu là dấu hiệu có thai?

Châm kinh có thể được xem là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo hiệu của việc mang thai. Thông thường, nếu bạn trễ kinh từ khoảng 7 ngày trở lên so với ngày dự kiến, và không có dấu hiệu giảm dần (như các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, mệt mỏi). Thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mang thai. 

Tuy nhiên, để xác nhận lại bạn có mang thai hay không một cách rõ ràng và chính xác hơn, bạn có thể thực hiện bài Test trắc nghiệm dấu hiệu mang thai sớm hoặc các phương pháp như que thử thai để kiểm tra hoặc xét nghiệm máu.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Nhiều người nhầm lẫn giữa chậm kinh và mang thai vì những triệu chứng ban đầu của mang thai (buồn nôn, mệt mỏi,…) có thể giống với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, dưới đây Dauhieumangthai.vn tóm tắt sự khác biệt giữa chậm kinh và mang thai bạn có thể tham khảo:

Dấu hiệu Chậm kinh Mang thai
Thời điểm xuất hiện 1-2 tuần sau khi dự kiến bắt đầu kỳ kinh nguyệt 1-2 tuần sau khi thụ tinh
Cường độ Nhẹ hơn, dần tăng Mạnh hơn, kéo dài
Loại dấu hiệu Ít dấu hiệu, tập trung vào đau bụng, căng tức ngực, thay đổi tâm trạng Nhiều dấu hiệu, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, nhạy cảm với mùi,…
Chảy máu Kinh nguyệt đều đặn, màu đỏ tươi, kéo dài 5-7 ngày Máu báo thai, nhẹ, màu hồng hoặc nâu, xuất hiện 6-12 ngày sau khi thụ tinh
Que thử thai Âm tính Dương tính

Chậm kinh bao lâu thì dùng que thử thai cho kết quả chính xác

Với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, sau khi trễ kinh khoảng từ 1 đến 2 ngày thì đã có thể thử que thử thai. Còn với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nên đợi ít nhất 2 tuần sau khi chậm kinh thì mới nên thử que để nhận kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, bạn cũng có thể thử phương pháp xét nghiệm máu. Phương pháp này có thể phát hiện mang thai sớm hơn cả việc sử dụng que thử thai.

Chậm kinh bao lâu thì dùng que thử thai cho kết quả chính xác
Sau khi trễ kinh khoảng từ 1 đến 2 ngày thì đã có thể thử que thử thai

Các nguyên nhân gây chậm kinh khác

Không chỉ do mang thai, hiện tượng chậm kinh xảy ra còn có thể do các nguyên nhân dưới đây:

  • Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố tự nhiên, rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS),…
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc steroid,…
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn ăn uống.
  • Căng thẳng: Căng thẳng quá mức và kéo dài.
  • Các nguyên nhân khác: Tập luyện thể dục quá sức, u xơ tử cung, sẹo tử cung,…

Chậm kinh bao lâu thì nên đi khám?

Tuy nói trễ kinh là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở phụ nữ. Nhưng nếu bạn trễ kinh lâu hơn dự kiến, cụ thể là hơn 12-14 ngày so với chu kỳ bình thường và không có dấu hiệu giảm dần. Thì bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và các phương pháp điều trị.

Chậm kinh bao lâu thì nên đi khám?
Chị em nên đi khám bác sĩ khi chậm kinh từ 2 tuần trở lên

Bên cạnh đó, bạn cũng nên gặp bác sĩ  nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên biến đổi mà không rõ nguyên nhân, hoặc bạn gặp các vấn đề khác như kinh nguyệt quá nặng, đau bụng cực độ,… Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường khác như đau ngực, buồn nôn, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt,… thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu để các triệu chứng trên xảy ra trong thời gian dài mà không có các biện pháp chữa trị kịp thời, sức khỏe sinh sản của chị em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là vô sinh!

Kết luận

Trên đây Dauhieumangthai.vn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Chậm kinh bao lâu là có thai?” Việc chậm kinh không chỉ là một vấn đề sinh lý mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Khi gặp phải tình trạng này, việc nắm rõ thông tin và biện pháp cần thiết sẽ giúp cho bạn tự tin hơn trong việc quyết định và hành động kịp thời. Dauhieumangthai.vn hi vọng bạn hãy luôn chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của mình, và đừng ngần ngại thăm khám chuyên gia y tế!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả dauhieumangthai.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Dấu hiệu mang thai Dự đoán mang thai sớm