Dự đoán thai nhi bao nhiêu tuần tuổi?

Sau khi biết mình đã mang thai, việc dự tính tuổi thai là cực kỳ quan trọng. Tuổi thai giúp mẹ theo dõi tình trạng của bé con, lên kế hoạch kiểm tra và chăm sóc thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở. Máy tính thai kỳ của Dauhieumangthai.vn giúp bạn tính độ tuổi thai nhi dựa vào chu kỳ kinh cuối, từ đó phân tích những thay đổi của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi theo từng tuần cũng như đưa ra lời khuyên để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tại sao cần phải tính độ tuổi thai nhi?

Tính độ tuổi thai nhi là rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi và đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển đúng tiến độ. Điều này cũng giúp bác sĩ và mẹ bầu nhận diện các cột mốc quan trọng trong thai kỳ, từ đó lập kế hoạch cho các kiểm tra y tế và xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, xác định đúng độ tuổi thai nhi cũng giúp dự đoán chính xác ngày dự sinh. Việc này cho phép mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho ngày sinh của mình.

Bên cạnh đó, việc tính toán chính xác độ tuổi thai nhi còn giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn như tăng trưởng chậm hoặc các phát triển bất thường,… Khi biết được độ tuổi thai nhi, các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp mẹ bầu nhận diện và điều chỉnh các triệu chứng trong thai kỳ một cách hiệu quả.

Các cách tính tuổi thai chính xác nhất

Để theo dõi sự phát triển của thai nhi và dự đoán ngày dự sinh chính xác, việc xác định tuổi thai là rất quan trọng. Dưới đây là những phương pháp tính tuổi thai phổ biến và có độ chính xác cao.

Tính tuổi thai theo ngày đầu kỳ kinh cuối

Đây là cách tính đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất trong sản khoa. Để áp dụng được cách tính này, bạn cần nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mình. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày hiện tại. Ví dụ như ngày kinh cuối của bạn là 1/1 thì vào ngày 28/1 em bé đã được 4 tuần tuổi.

Phương pháp này đơn giản và tiện lợi. Nhưng cần lưu ý rằng nó độ chính xác sẽ giảm đi nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, hoặc bạn nhớ sai ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ có độ sai lệch (2 – 3 tuần) vì vào thời điểm tính tuần thai, trứng chưa thực sự được thụ tinh.

Tính tuổi thai theo ngày rụng trứng và quan hệ

Nếu bạn nhớ chính xác ngày rụng trứng hoặc ngày quan hệ tình dục gần nhất thì cách tính này có thể cho kết quả khá chính xác. Tuổi thai thường được tính từ ngày rụng trứng hoặc ngày quan hệ đến hiện tại. VÍ dụ như bạn quan hệ vào ngày 1/1 thì tuổi thai sẽ được tính từ 1/1 hoặc 2/1.

Phương pháp này có độ chính xác cao hơn nếu bạn có theo dõi chu kỳ rụng trứng của mình hoặc ngày quan hệ. Nhưng cũng tương tự như trên, cách này nên được áp dụng khi chị em có kinh nguyệt đều đặn và nhớ chính xác ngày quan hệ của mình.

Siêu âm tính tuổi thai

Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để xác định tuổi thai. Bác sĩ sử dụng siêu âm để đo kích thước của thai nhi và các cấu trúc trong tử cung, từ đó ước tính tuổi thai. Mẹ bầu nên khi khám trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa phát triển lớn để có thể giảm thiểu tối đa các sai lệch có thể xảy ra.

Tính tuổi thai theo chiều cao tử cung

Đo chiều cao tử cung là một phương pháp bổ sung, thường được sử dụng trong các lần khám thai sau khi thai kỳ đã phát triển. Phương pháp này có thể giúp xác nhận tuổi thai được tính bằng các phương thức khác nhưng thường kém chính xác hơn so với siêu âm trong những tuần đầu của thai kỳ.

Công thức tính tuổi thai:

  • Tuổi thai (tháng) = Chiều cao tử cung / 4 + 1
  • Tuổi thai (tuần) = Chiều cao tử cung + 4

Bảng ước lượng tuổi thai theo chiều cao tử cung

Tuổi thai (tuần)

Chiều cao tử cung

12

Khoảng 1/3 khoảng cách từ xương mu đến rốn

16

Khoảng 2/3 khoảng cách từ xương mu đến rốn

20

Ngang bằng rốn

24

Cao hơn rốn một chút

28

Bằng 1/4 khoảng cách từ rốn đến đỉnh bụng

32

Bằng 2/4 khoảng cách từ rốn đến đỉnh bụng

36

Bằng 3/4 khoảng cách từ rốn đến đỉnh bụng

Bảng tính tuần thai theo tháng chuẩn

Dưới đây là bảng tính tuần thai theo tháng chuẩn, các mẹ có thể tham khảo:

 

Tháng

Tuần

Tam cá nguyệt đầu tiên

1

1- 4

Tam cá nguyệt đầu tiên

2

5 – 8

Tam cá nguyệt đầu tiên

3

9 – 13

Tam cá nguyệt thứ 2

4

14 – 17

Tam cá nguyệt thứ 2

5

18 – 21

Tam cá nguyệt thứ 2

6

22 – 26

Tam cá nguyệt thứ 3

7

27 – 30

Tam cá nguyệt thứ 3

8

31 – 35

Tam cá nguyệt thứ 3

9

36 – 40

Câu hỏi thường gặp

Tại sao mang thai tuần thứ 6 bác sĩ lại báo thai 5 tuần tuổi?

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng băn khoăn tại sao mình đã mang thai đến tuần thứ 6 nhưng bác sĩ lại báo con mình 5 tuần tuổi nhỉ? Điều này xảy ra do cách tính tuổi thai theo ngày kinh cuối (LMP). Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, không phải từ ngày thụ tinh. 

Ví dụ, nếu ngày đầu kỳ kinh cuối cùng của bạn là 6 tuần trước, có nghĩa là từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng đến hiện tại đã trôi qua 6 tuần. Tuy nhiên, thụ tinh chỉ xảy ra khoảng hơn 1 tuần sau ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, vì vậy thai nhi thực tế mới khoảng 5 tuần tuổi từ ngày thụ tinh. 

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ?

Tuổi thai thường được tính từ ngày kinh đầu của kỳ kinh cuối. Khi đó, trứng vẫn chưa rụng và quá trình thụ tinh vẫn chưa diễn ra. Quá trình này diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Như vậy, thai được 20 tuần tuổi (tuổi thai) nghĩa là phôi thai đã được hình thành 18 tuần (ngày quan hệ).  Từ đó có thể khẳng định rằng tuổi thai lớn hơn số ngày quan hệ.

Thai kỳ của mẹ kéo dài bao lâu?

Thai kỳ trung bình sẽ kéo dài khoảng 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Thời gian này được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 3 tháng: 

  • Tam cá nguyệt đầu tiên (0 – 12 tuần): Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển nhanh chóng. Các cơ quan và hệ thống cơ thể của bé bắt đầu hình thành. Đây là thời kỳ mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và có thể gặp phải triệu chứng ốm nghén.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (13 – 26 tuần): Thai nhi tiếp tục phát triển các cơ quan. Mẹ bầu thường cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn và có thể cảm nhận được các cử động của bé. Đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (27 – 40 tuần): Thai nhi tiếp tục trưởng thành và chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mẹ bầu có thể cảm thấy sự nặng nề và cử động của bé trở nên rõ ràng hơn.