Biểu hiện ốm nghén là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt ở ba tháng đầu. Mặc dù nói ốm nghén là một phần bình thường của quá trình mang thai, nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu đáng kể cho mẹ bầu. Trong bài viết dưới đây, dauhieumangthai.vn cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin cần thiết về triệu chứng ốm nghén khi mang thai của các mẹ bầu!
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là tình trạng phổ biến ở nhiều phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi trong tình trạng này, mẹ bầu thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, và có thể đi kèm với cảm giác bất thường khác. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng hormone thai kỳ, như HCG và estrogen. Các hormone này gây thay đổi chức năng tiêu hóa và làm tăng nhạy cảm với mùi và vị. Sự gia tăng mệt mỏi và căng thẳng khi cơ thể “làm việc: cho sự phát triển của thai nhi cũng góp phần gây ra cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu.
Thụ thai bao lâu thì mẹ bầu bắt đầu ốm nghén?
Ốm nghén thường bắt đầu từ khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thai kỳ và kéo dài trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là giai đoạn khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ như HCG và estrogen với số lượng nhiều hơn. Những hormone này tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Lưu ý rằng hầu hết phụ nữ mang thai gặp tình trạng ốm nghén vào thời điểm này. Tuy nhiên không phải ai cũng thế. Thời gian bắt đầu và mức độ nghiêm trọng của ốm nghén có thể khác nhau giữa các cá nhân tùy theo cơ địa và mức độ các hormone kể trên. Với một số người, triệu chứng có thể đến và đi một cách rất nhẹ nhàng, trong khi một vài người cảm nhận nó một cách dai dẳng, gây khó chịu và kéo dài nghiêm trọng hơn.

Các biểu hiện ốm nghén thường gặp
Dưới đây là một vài các biểu hiện của cơn ốm nghén mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ bạn có thể tham khảo:
- Buồn nôn và nôn mửa: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén, thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nôn mửa có thể gây mất nước cũng như giảm lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Nhạy cảm với mùi: Mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn với các mùi thực phẩm hoặc mùi môi trường xung quanh, đặc biệt là những mùi mạnh hoặc không quen thuộc.
- Thay đổi khẩu vị: Mẹ bầu có thể thèm ăn những loại thực phẩm cụ thể hoặc có sự ghê sợ với một số món ăn mà trước đây không có vấn đề.
- Mệt mỏi, chóng mặt và yếu sức: Cảm giác mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến. Một số chị em cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc yếu sức do ảnh hưởng của ốm nghén và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Mẹ ốm nghén nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi bầu bí, việc tìm những món ăn vừa ngon miệng vừa dễ chịu quả là một thử thách. Đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén thì lại càng khó khăn. Trong giai đoạn này, dauhieumangthai.vn gợi ý mẹ nên ưu tiên các thực phẩm nhẹ nhàng như gạo trắng, bánh mì nướng, và khoai tây luộc,… Chúng dễ tiêu hóa, giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn khó chịu. Bên cạnh đó, protein từ thịt gà, cá, và trứng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho cả mẹ và bé. Đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây tươi để đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất nhé! Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chọn những loại trái cây có vị thanh mát và dễ tiêu để tránh tình trạng ợ chua.
Để giảm thiểu cảm giác buồn nôn và khó chịu, mẹ bầu nên tạm biệt những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Các loại thực phẩm có mùi quá nồng như tỏi, hành, và một số loại hải sản cũng nên hạn chế. Caffeine và đồ uống có ga có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn, vì vậy mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. Ngoài ra, các loại thức ăn chế biến sẵn cũng không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Làm thế nào để làm dịu triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu
Trong ăn uống, ngoại trừ việc chọn và tránh các loại thực phẩm kể trên, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng cần được xem xét. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, từ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ phong phú. Việc này giúp giảm áp lực lên dạ dày mẹ bầu và tránh tình trạng khó chịu, buồn nôn.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, lối sống của mẹ bầu cũng cần đặc biệt quan tâm. Để làm dịu triệu chứng ốm nghén, mẹ bầu nên chú trọng vào việc nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với các mùi hương gây khó chịu có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga cũng có lợi rất có lợi. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng có thể hỗ trợ giảm stress và làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Ốm nghén có cần đi khám bác sĩ không?
Ốm nghén thường là chỉ là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Trong trường hợp triệu chứng trên chỉ nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ốm nghén trở nên nghiêm trọng, kéo dài liên tục, hoặc kèm theo các dấu hiệu như mất nước, giảm cân nhanh chóng, hoặc không thể ăn uống bình thường, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức. Hãy hành động kịp thời để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi nhé!

Kết luận
Hiểu biết về các biểu hiện ốm nghén có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn. Như đã nói, đây là một hiện tượng cực kỳ bình thường tuy nhiên đem đến cảm giác khó chịu không hề nhẹ cho mẹ bầu. Hãy áp dụng các biện pháp dauhieumangthai.vn chúng tôi gợi ý để giúp mẹ bầu có một thai kỳ thoải mái nhất cho thể nhé!