Dạo gần đây bạn cảm thấy cơ thể bỗng dưng mệt mỏi, buồn ngủ bất thường? Liệu phải chăng mệt mỏi, ngủ nhiều có phải là dấu hiệu có thai hay không? Bật mí cho bạn, câu trả lời là hoàn toàn có thể đấy! Vậy tại sao lại như vậy? Để “truy tìm” được nguyên nhân cho vấn đề trên, hãy cùng Dauhieumangthai.vn tìm hiểu những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn đầu thai kỳ trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Chị em hay buồn ngủ có phải mang thai rồi không?
Khảo sát của American Pregnancy Association (2021) cho biết hơn 80% phụ nữ cho biết họ cảm giác mệt mỏi và cần ngủ nhiều hơn trong ba tháng đầu thai kỳ. Như vậy, nếu gần đây bạn đột nhiên hay mệt mỏi, buồn ngủ, đặc biệt trước kia có quan hệ tình dục, thì có thể bạn đã mang thai.
Tuy nhiên, chỉ là Có thể thôi nhé! Mặc dù các triệu chứng trên là thường gặp đầu thai kỳ, nhưng không phải lúc nào nó cũng là dấu hiệu chính xác khẳng định bạn mang thai.
Hiện tượng mệt mỏi và ngủ nhiều cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không cân bằng,… Vậy bạn cũng nên quan sát cơ thể bạn xem có xuất hiện các dấu hiệu mang thai đặc trưng như chậm kinh, ra máu báo thai, đau tức ngực,… hay không? Nếu còn nghi ngờ bạn có thể thử thai bằng que hoặc đến các trung tâm xét nghiệm để nhận được kết quả mang thai chính xác nhất!

Nguyên nhân khiến chị em hay ngủ nhiều đầu thai kỳ
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em thường cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn và cần ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân chính cho hiện tượng này là sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone. Hormone này giúp thư giãn cơ thể nhưng cũng có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và cần nhiều giấc ngủ hơn. Thêm vào đó, cơ thể bạn cũng đang “làm việc” chăm chỉ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng sẽ gián tiếp góp phần làm tăng cảm giác mệt mỏi ở bạn.
Bên cạnh đó, thai kỳ làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến việc cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để phục hồi. Căng thẳng và lo âu cũng có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Hơn nữa, sự thay đổi trong chất lượng giấc ngủ do cảm giác buồn nôn hoặc các triệu chứng khác cũng góp phần làm cho chị em cần được ngủ nhiều hơn. Vậy nên, đừng lo lắng nếu cảm thấy bản thân lúc nào cũng mệt mỏi và buồn ngủ nhé!
Những nguyên nhân khác
Như đã nói, mệt mỏi và cảm giác buồn ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là thiếu ngủ trong thời gian dài. Việc này có thể khiến cơ thể bạn cần nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và được tái tạo. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý cũng có thể tác động đến giấc ngủ. Cụ thể, khi tâm trí bạn phải đối mặt với nhiều lo lắng và căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng các triệu chứng như mệt mỏi và thèm ngủ để phục hồi.
Ngoài ra, có phải bạn nghĩ một lối sống ít vận động có thể ít tiêu hao năng lượng và không khiến bạn mệt mỏi? Điều này hoàn toàn không đúng đâu nhé. Việc vận động có thể giúp cơ thể bạn sản sinh ra nhiều năng lượng hơn, giảm thiểu cảm giác mệt mỏi đấy. Ngoài các nguyên nhân nhân, một số tình trạng sức khỏe như thiếu dưỡng chất, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, hoặc rối loạn giấc ngủ,… cũng có thể khiến bạn mệt mỏi và cần được ngủ nhiều hơn.

Ngủ nhiều có tốt không?
Về mặt tích cực, việc ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt là rất có ích cho sức khỏe toàn diện. Nó giúp cơ thể phục hồi, cải thiện chức năng não bộ, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình trao đổi chất,…
Tuy nhiên, ông bà ta thường nói rằng, cái gì nhiều quá cũng không tốt! Điển hình, ngủ quá nhiều cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim và béo phì cao hơn. Ngoài ra, khi bạn “chìm đắm” trong giấc ngủ quá lâu, não bộ không được kích thích đầy đủ. Điều này dẫn đến giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ và thậm chí là ảnh hưởng tâm lý. Về lâu dài, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu và các rối loạn thần kinh khác.
Không chỉ vậy, ngủ quá nhiều còn làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Điều này trực tiếp tác động lên khả năng duy trì một giấc ngủ đều đặn, tạo thành một vòng luẩn quẩn, càng ngủ nhiều càng cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ thêm. Vậy nên, có thể thấy rằng việc kiểm soát giấc ngủ là vô cùng cần thiết, phải không?
Các biện pháp kiểm soát cơn buồn ngủ
Giấc ngủ là một hiện tượng tự nhiên, là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Vì vậy, việc kiểm soát nó là không hề dễ dàng. Điều quan trọng nhất vẫn là sự kiên trì và quyết tâm chống lại cơn thèm ngủ của bạn thôi. Tuy nhiên, để hỗ trợ kiểm soát cơn buồn ngủ và giữ năng lượng suốt cả ngày, dauhieumangthai.vn gợi ý một số biện pháp đơn giản bạn có thể thử áp dụng dưới đây:
- Duy trì thói quen ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi giúp. Điều này giúp cơ thể bạn thiết lập đồng hồ sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Đảm bảo phòng ngủ của bạn luôn tối, yên tĩnh và có nhiệt độ dễ chịu để có giấc ngủ ngon hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp cơ thể sản sinh lượng hơn. Các bài tập như Yoga hoặc thiền có thể giúp giảm cảm giác căng thẳng và buồn ngủ, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Uống đủ nước: Giữ cơ thể luôn được cấp nước trong suốt cả ngày để duy trì sự tỉnh táo và tập trung.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Tránh ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính vì nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Giải quyết căng thẳng: Hãy tìm cách quản lý và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của bạn để tránh cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ nhé!

Kết luận
Qua bài viết trên, có thể thấy ngủ nhiều là dấu hiệu rất phổ biến khi có thai, tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu chính xác. Để xác định chính xác mình có đang mang thai hay không, bạn nên thực hiện các xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Nhưng dù sao đi nữa, việc ngủ quá nhiều là không tốt và sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe khôn lường cho bạn. Vậy nên dù có mang thai hay không, bạn cũng không được “nuông chiều” cơn thèm ngủ của mình đâu đấy! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Dauhieumangthai.vn để được nhận tư vấn nhanh nhất nhé!