Mang thai có tăng cân không? Những thay đổi cơ thể mẹ bầu cần biết

Mang thai có tăng cân không

Mang thai có tăng cân không là câu hỏi mà hầu hết các mẹ bầu đều quan tâm. Có thể nói, việc cân nặng thay đổi trong suốt thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng tăng cân như thế nào cho hợp lý? Có cách nào để tăng cân mà vẫn có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé không? Nếu có bạn cũng có thắc mắc như trên, hãy cùng dauhieumangthai.vn khám phá câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Mẹ bầu mang thai có tăng cân không? Nguyên nhân

Khi mang thai, tăng cân là một chuyện cực kỳ hiển nhiên. Thậm chí nó còn cực kỳ cần thiết, vì lúc này cơ thể bạn đang”làm việc” chăm chỉ để nuôi dưỡng em bé đấy!

Nguyên nhân đầu tiên và cũng và nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tăng cân: sự phát triển của thai nhi. Em bé ngày một lớn trong cơ thể mẹ thì cân nặng mẹ ngày một tăng là điều hiển nhiên, đúng không nào? Bên cạnh đó, lượng dịch ối xung quanh thai nhi cũng tăng, góp phần làm gia tăng cân nặng của mẹ.

Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ tích trữ một lượng chất béo nhất định để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng khiến cơ thể bạn giữ nước nhiều hơn, góp phần làm tăng cân. Tất cả những điều này đều là một phần tự nhiên của quá trình mang thai, giúp bạn và bé luôn khỏe mạnh. Vậy nên đừng quá lo lắng khi thấy cân nặng của mình tăng lên nhé!

Mẹ bầu mang thai có tăng cân không
Tăng cân là cực kỳ cần thiết cho cả cơ thể mẹ bầu và em bé

Cân nặng hợp lý của mẹ bầu trong từng giai đoạn thai kỳ

Tuy nói tăng cân là điều hiển nhiên, nhưng tăng nhiều quá thì không tốt chút nào. Trong thai kỳ, cân nặng tăng thêm được khuyến khích dựa trên từng tháng và giai đoạn cụ thể. Cụ thể dưới đây:

  • Ba tháng đầu: Mẹ thường tăng khoảng 0.5 đến 2 kg trong giai đoạn này. Con số này không đáng kể, cho nên nhiều mẹ bầu sẽ không thấy sự thay đổi lớn về cân nặng.
  • Ba tháng giữa: Trong giai đoạn này, cân nặng tăng lên nhiều hơn. Trung bình, mẹ bầu có thể tăng từ 0.5 đến 1 kg mỗi tháng. Đây là khoảng thời gian mà thai nhi phát triển nhanh chóng về khối lượng. Cơ thể mẹ bắt đầu tích trữ thêm chất béo và nước.
  • Ba tháng cuối: Trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều nhất: từ 1 đến 1.5 kg mỗi tháng. Thai nhi đang phát triển nhanh chóng và cơ thể mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Cân nặng tăng thêm chủ yếu do sự phát triển của thai nhi, dịch ối, và khối lượng máu tăng lên.

Tổng cộng, mẹ bầu thường tăng từ 10 đến 15 kg trong suốt thai kỳ. Con số cụ thể sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai, tình trạng sức khỏe và các yếu tố cá nhân khác. 

Mẹ bầu cần nạp bao nhiêu calo trong thời gian mang thai?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần nạp thêm calo để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Mức calo cần thiết sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn thai kỳ và tình trạng sức khỏe của mẹ. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ (American Pregnancy Association):

  • Ba tháng đầu: Mẹ bầu không cần quá nhiều calo do thai nhi còn nhỏ và nhu cầu dinh dưỡng chưa quá cao. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ cần thêm khoảng 100-150 calo mỗi ngày.
  • Ba tháng giữa: Nhu cầu calo bắt đầu tăng lên đáng kể. Mẹ bầu thường cần thêm khoảng 300-350 calo mỗi ngày so với mức tiêu thụ bình thường. 
  • Ba tháng cuối: Trong giai đoạn này, nhu cầu calo của mẹ bầu có thể tiếp tục tăng. Nhiều khuyến nghị cho rằng mẹ bầu cần thêm khoảng 350-500 calo mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển cuối cùng của thai nhi và chuẩn bị cho việc sinh nở.

Tổng nhu cầu calo trong thai kỳ thường dao động từ khoảng 2.200 ~ 2.800 calo mỗi ngày. Nhìn chung, con số này phù hợp với con số do Viện Dinh dưỡng Quốc gia đề xuất. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nhu cầu cụ thể của từng người có thể khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn phù hợp.

Mẹ bầu cần nạp bao nhiêu calo trong thời gian mang thai?
Mẹ bầu cần nạp thêm calo để hỗ trợ sự phát triển thai nhi

Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là không hề dễ dàng. Thấu hiểu điều đó, dauhieumangthai.vn gợi ý cho mẹ bầu và gia đình những thực phẩm nên ăn và hạn chế ăn.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ:

Loại Tên thực phẩm Lợi ích
Trái cây và rau xanh Cam, táo, chuối, cải bó xôi, cải kale Cung cấp vitamin C, vitamin A, chất xơ, và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phát triển da và mắt của thai nhi, và cải thiện tiêu hóa.
Protein từ thịt nạc và hải sản Thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá rô phi Cung cấp protein cần thiết cho sự phát triển tế bào và cơ bắp của thai nhi, omega-3 từ cá giúp phát triển não bộ của bé.
Sản phẩm từ sữa Sữa, sữa chua, phô mai Cung cấp canxi và vitamin D giúp hỗ trợ phát triển xương và răng của thai nhi.
Ngũ cốc nguyên hạt Yến mạch, quinoa, gạo lứt Cung cấp năng lượng bền vững, chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, và vitamin B giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Các loại hạt và đậu Hạt chia, hạt lanh, đậu lăng, đậu đen Cung cấp protein thực vật, chất béo lành mạnh, và folate giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm dưới đây:

Loại Tên thực phẩm Tác hại
Chưa nấu chín/ không đủ chín Thịt sống, cá sống, trứng sống, sushi sống Có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn 
Nhiều đường, chất béo không lành mạnh Bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán Có thể dẫn đến tăng cân quá mức, nguy cơ tiểu đường thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác.
Có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao Phô mai chưa tiệt trùng, các sản phẩm từ sữa không pasteur Có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria gây nhiễm khuẩn, có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
Chứa nhiều caffeine và cồn Cà phê, trà có caffeine, đồ uống có cồn Caffeine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, và cồn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.
Chứa nhiều natri Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh Có thể dẫn đến giữ nước, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác
Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn
Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín hoặc không đủ chín

Kết luận

Qua bài viết trên, dauhieumangthai.vn đã trả lời cho bạn câu hỏi “Mang thai có tăng cân không?” Có thể nói, tăng cân khi mang bầu là chuyện hết sức bình thường, thậm chí còn rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu nào cũng muốn bé con khỏe mạnh và mình vẫn xinh đẹp đúng không nào? Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Mẹ hãy theo dõi cân nặng thường xuyên, ăn uống đủ chất, tránh đồ ăn vặt không tốt và đừng quên vận động nhẹ nhàng. Việc chăm sóc bản thân tốt trong thai kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé bụ bẫm, đáng yêu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả dauhieumangthai.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Dấu hiệu mang thai Dự đoán mang thai sớm